[Pan đồng hành cùng môi trường] Cứu môi trường biển là cứu kinh tế biển

04.07.2022

Việt Nam có hơn 1 triệu km vuông diện tích mặt nước biển, gấp 3 lần diện tích đất liền, có bờ biển dài 3.260 km, với 2.770 đảo ven bờ. Sự phát triển kinh tế biển đã trở thành động lực cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Các vùng ven biển hằng năm thu hút khoảng 70% số lượng khách quốc tế và 50% khách nội địa, mang lại 70% doanh thu cho ngành du lịch cả nước, cùng với nguồn thu nhập cho khoảng gần 3 triệu lao động nghề biển.

Tuy nhiên, theo số liệu thống kê, tỷ trọng đóng góp của kinh tế biển và ven biển vào GDP cả nước đã giảm liên tục, từ 48% năm 2005 xuống còn 32,5% vào năm 2015.

Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là do ô nhiễm. Ô nhiễm biển đã và đang là cản trở lớn cho quá trình phát triển bền vững biển Việt Nam. Trong đó, ô nhiễm đến từ rác thải tại các vùng biển ven bờ tại Việt Nam là vô cùng đáng báo động.

Việc ô nhiễm mỗi trường biển gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như làm suy thoái đa dạng sinh học biển, đặc biệt là hệ sinh thái san hô; phá hoại môi trường sống và góp phần làm tuyệt chủng một số loài sinh vật, hải sản. Từ đó làm giảm nguồn lợi từ biển, trữ lượng hải sản giảm; tàn phá mỹ quan, kéo theo nhiều hệ lụy cho ngành du lịch; ảnh hưởng đến việc nuôi trồng thủy hải sản, tác động xấu đến sinh kế của triệu ngư dân.

Thực trạng môi trường biển ở Việt Nam hiện nay

 Sự phát triển kinh tế đã kéo theo sự gia tăng về sản xuất và tiêu thụ chất thải nhựa. Theo một nghiên cứu gần đây, rác thải nhựa chiếm khoảng 94% tổng lượng thải rắn được thu gom tại 38 khu vực bờ sông, ven biển khắp đất nước và phần lớn trong số đó là rác thải không tái chế.


Hình ảnh rác trên bờ kè tại thành phố ven biển. Nguồn: Pan Trading JSC ghi lại vào Tháng 6-2022.

 Tính tới năm 2018, Việt Nam đứng thứ tư trên toàn thế giới về số lượng rác thải nhựa được đổ ra biển với khoảng 0,28 – 0,73 triệu tấn/năm.

Ngoài rác thải nhựa, một số khu vực ven bờ biển và cửa sông đang bị ô nhiễm dầu chủ yếu do các tàu nhỏ đánh cá đã thải ra biển; chất hữu cơ từ chất thải sinh hoạt, hay các nhà máy, khu công nghiệp…

Con người là “thủ phạm” chính

 Ô nhiễm môi trường biển cũng có nguyên nhân từ yếu tố tự nhiên như sự bào mòn, sạt lở núi, do hiện tượng băng tan, sự hòa tan nhiều muối khoáng có nồng độ cao bao gồm các kim loại nặng, xác chết của các sinh vật biển… Tuy nhiên, con người mới là tác nhân hủy hoại chính.

Rác dân sinh gồm nylon, chai lọ nhựa, nông ngư cụ hay vỏ sò, vỏ ốc… bị sóng biển đánh dạt vào bờ gây mất mỹ quan và có thể gây nguy hiểm cho khách du lịch. Nguồn: Pan Trading JSC ghi nhận vào tháng 6-2022.

 Đầu tiên phải kể đến rác thải từ sinh hoạt. Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu biển, hải đảo Việt Nam, 80% rác thải ra biển xuất phát từ hoạt động trên đất liền. Việt Nam có 112 cửa biển, đây chính là nguồn để rác trôi ra đại dương.

Một nguyên nhân rất nguy hiểm nữa là dùng chất nổ, chất độc để đánh bắt thủy hải sản. Cách khai thác tàn phá này có thể khiến nguồn lợi thủy sản của Việt Nam suy giảm nhanh, thậm chí còn làm một số loài có nguy cơ biến mất khỏi vùng ven biển Việt Nam.

Một “thủ phạm” nữa là chất thải và rác thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp và du lịch. Các chất thải, nước thải công nghiệp chưa được xử lý đạt chuẩn từ các nhà máy, làng nghề…  đổ ra sông rồi theo dòng chảy ra biển làm ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng; việc vứt rác thải bừa bãi, thiếu văn hóa trong hoạt động du lịch khiến cho các điểm du lịch bị ô nhiễm ngày càng nặng.

Lợi ích từ kinh tế biển đang bị mất dần

 Cơ quan nhà nước có quan tâm, nhìn thấy vấn đề lớn từ rác thải ảnh hưởng nhiều mặt đời sống kinh tế xã hội nhưng vì nhiều lý do chưa thực sự làm quyết liệt và có giải pháp giải quyết tận gốc.

Hệ lụy trước mắt của ô nhiễm môi trường là các điểm đến ngày càng trở nên kém hấp dẫn hơn trong mắt du khách. Nhưng đáng lo hơn là các tác động lâu dài, như hệ sinh thái biển bị hủy hoại sẽ làm mất dần rạn san hô, thảm thực vật, nguồn tôm cá và ảnh hưởng nghiêm trọng nuôi trồng, khai thác thủy hải sản.

Bảo vệ môi trường biển: chỉ tuyên truyền thì chưa đủ

 Để cứu môi trường biển và cũng là cứu sinh kế của hàng chục triệu người, cần có những giải pháp đồng bộ và phải được thực hiện một cách bền bỉ và quyết liệt.

Tuyên truyền bảo vệ môi trường là điều Việt Nam đã và đang thực hiện từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, tuyên truyền mà không đi kèm với biện pháp mạnh chế tài mạnh thì khó mà có hy vọng thay đổi ý thức trách nhiệm của cộng đồng, người dân địa phương, ngư dân, doanh nghiệp khai thác du lịch… trong việc bảo vệ môi trường biển, sông ngòi.

Ngoài tuyên truyền, chính quyền các cấp ở địa phương cần chủ động tổ chức thu gom rác trên sông rạch trước khi bị đẩy ra biển; siết chặt quản lý việc xử lý chất thải, nước thải của các cơ sở sản xuất và dịch vụ trước khi đổ ra sông rạch và xây dựng thêm hệ thống xử lý nước thải, chất thải tốt, đạt chuẩn.

Cải tạo môi trường biển bằng công nghệ

 Áp dụng công nghệ vào việc thu gom rác cũng là giải pháp hữu hiệu để góp phần cải thiện môi trường biển.

Là một nước có tiềm năng về biển, phát triển kinh tế biển xanh sẽ giúp Việt Nam không chỉ hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, mà còn mang lại môi trường sống trong lành cho người dân sống ở khu vực ven biển và khách du lịch.

Lực lượng vũ trang tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu dọn rác bảo vệ môi trường biển. Nguồn: baoquankhu7.vn

 Việc đưa máy móc vào thu gom rác thải ở bãi biển, và sông rạch tại các thành phố, như nhiều nước trên thế giới đang làm, không chỉ hiệu quả hơn về chi phí mà năng suất thu gom và làm sạch cũng cao hơn gấp nhiều lần so với thu gom thủ công hay thiết bị thô sơ như hiện nay.

Tại Việt Nam, các đô thị lớn như thành phố Hồ Chí Minh, giải pháp thu gom rác đô thị được các đơn vị công ích đầu tư công nghệ tiên tiến tích hợp hút chân không thu bụi mịn và hệ thống băng chuyền cho phép thu gom rác kích cỡ lớn như chai lọ, túi rác dân sinh… của Dulevo, Italy. Hình dáng xe hiện đại, sang trọng và nhỏ gọn; kiểm soát bụi mịn 99,9% bằng hệ thống lọc Gortex.

Tại các thành phố lớn ven biển, chủ đầu tư các khu phức hợp nghỉ dưỡng cao cấp đang sử dụng hệ thống thu gom rác biển HBarber của Mỹ rất hiệu quả và phù hợp với điều kiện vận hành môi trường muối biển khắc nghiệt.

Đặc biệt, việc thu gom rác trên sông rạch đô thị hay các thành phố ven biển, hệ thống thu gom rác trôi nổi, cố định, kết bè như lục bình, cỏ dại… thì có giải pháp công nghệ Berky của Đức.

Công ty cổ phần Thương mại Pan là nhà tư vấn giải pháp làm sạch môi trường hàng đầu Việt Nam, sẵn sàng tư vấn miễn phí, chuyển giao công nghệ và đồng hành hỗ trợ kỹ thuật xuyên suốt quá trình vận hành và là nhà phân phối toàn quyền những thương hiệu hàng đầu thế giới trong từng lĩnh vực kinh doanh, theo tiêu chuẩn G7 gồm bộ 03 giải pháp xe quét đường đô thị Dulevo, xe sàng cát bãi biển HBarber, thiết bị thu gom rác trên sông Berky

 Hệ thống thu gom rác bãi biển HBarber, USA.

Hệ thống thu gom rác trên sông Berky, CHLB Đức.

 Xe quét đường đô thị Dulevo, Ý.

 Công ty cổ phần Thương mại Pan
142 đường B2, Khu đô thị Sala, quận 2, TP. HCM
Hotline: 028 3840222 – 0919 302 879 
Email: contact@pantrading.vn 
Website: https://pantrading.vn

Theo: thesaigontimes.vn