Hiệu ứng nhà kính là gì? Nguyên nhân và biện pháp giảm nhẹ

10.07.2024

Hiệu ứng nhà kính là một trong những vấn đề môi trường lớn nhất mà nhân loại đang phải đối mặt. Hiện tượng này không chỉ ảnh hưởng đến khí hậu toàn cầu mà còn có tác động mạnh mẽ đến các hệ sinh thái, kinh tế và đời sống con người, gây ra bởi một số loại khí độc hại tồn tại trong bầu khí quyển của Trái Đất. Những khí có khả năng hấp thụ và phát xạ năng lượng bức xạ hồng ngoại, giữ nhiệt và làm ấm bề mặt Trái Đất. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu "hiệu ứng nhà kính là gì", nguyên nhân gây ra hiện tượng này, những loại khí gây ra hiệu ứng nhà kính, hậu quả mà nó mang lại, biện pháp khắc phục và giảm nhẹ các hiện tượng này.

Hiệu ứng nhà kính là gì? 

Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng mà bầu khí quyển của Trái Đất giữ lại nhiệt từ Mặt Trời, làm cho hành tinh trở nên ấm hơn. Quá trình này xảy ra khi ánh sáng mặt trời chiếu xuống bề mặt Trái Đất, một phần năng lượng này được hấp thụ và chuyển hóa thành nhiệt năng, phần còn lại bị phản xạ trở lại không gian. Các khí nhà kính trong khí quyển như CO2, CH4, N2O và hơi nước hấp thụ và giữ lại phần lớn năng lượng nhiệt này, không cho nó thoát ra ngoài không gian, làm ấm bề mặt Trái Đất.

Hiệu ứng nhà kính

Nguyên nhân cụ thể gây ra hiệu ứng nhà kính là gì?

Hiệu ứng nhà kính tự nhiên là cần thiết để duy trì nhiệt độ ổn định trên Trái Đất, tuy nhiên, các hoạt động của con người đang làm gia tăng lượng khí nhà kính trong khí quyển, dẫn đến hiện tượng hiệu ứng nhà kính nhân tạo. Nguyên nhân chính là do:

  • Đốt cháy nhiên liệu hóa thạch: Sử dụng than đá trong sản xuất điện và công nghiệp thải ra lượng lớn CO2, một trong những khí nhà kính chính. Sử dụng dầu mỏ và khí đốt trong giao thông, sản xuất công nghiệp và sưởi ấm cũng thải ra nhiều CO2 và CH4 
  • Phá rừng: Chặt phá rừng nhằm mục đích lấy gỗ, mở rộng đất nông nghiệp và xây dựng đô thị làm giảm đi diện tích rừng, giảm khả năng hấp thụ khí CO2 của cây xanh..
  • Hoạt động nông nghiệp: Sử dụng phân bón hóa học và chăn nuôi gia súc tạo ra N2O và CH4.
  • Công nghiệp và sản xuất: Các quá trình sản xuất công nghiệp như sản xuất xi măng, thép và hóa chất thải ra lượng lớn CO2 và các khí nhà kính khác. Sử dụng các chất làm lạnh như CFCs (chlorofluorocarbons) và HFCs (hydrofluorocarbons) trong các thiết bị làm lạnh và điều hòa không khí thải ra các khí nhà kính mạnh.
  • Rác thải và xử lý rác thải: Rác thải hữu cơ phân hủy trong các bãi rác tạo ra methane (CH4), một loại khí nhà kính có tác động mạnh. Đốt rác thải, đặc biệt là rác thải nhựa và các chất hữu cơ, thải ra CO2 và các khí nhà kính khác.
  • Hoạt động giao thông vận tải: Sử dụng xe ô tô, máy bay và các phương tiện chạy bằng nhiên liệu hóa thạch thải ra CO2 và các khí nhà kính khác.
  • Các hoạt động khác: Tiêu thụ điện sản xuất từ các nhà máy nhiệt điện than và khí đốt làm tăng lượng CO2 thải ra khí quyển. Sản xuất và sử dụng các hóa chất công nghiệp như SF6 (sulfur hexafluoride), PFCs (perfluorocarbons) thải ra các khí nhà kính mạnh.

Nguyên nhân cụ thể gây ra hiệu ứng nhà kính

Những loại khí có thể gây ra hiệu ứng nhà kính

Hiệu ứng nhà kính được gây ra bởi một số loại khí tồn tại trong bầu khí quyển của Trái Đất. Những khí này có khả năng hấp thụ và phát xạ năng lượng bức xạ hồng ngoại, giữ nhiệt và làm ấm bề mặt Trái Đất. Dưới đây là các loại khí chủ yếu gây ra hiệu ứng nhà kính:

Carbon Dioxide (CO2)

Đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên).Phá rừng và cháy rừng, hoạt động công nghiệp và giao thông vận tải.
CO2 là khí nhà kính phổ biến nhất và có tuổi thọ dài trong khí quyển. Mặc dù nồng độ không cao, nhưng do lượng phát thải lớn, CO2 có ảnh hưởng mạnh đến hiệu ứng nhà kính.

Methane (CH4)

Hoạt động chăn nuôi gia súc (phân hủy kỵ khí trong ruột gia súc).Sản xuất và vận chuyển khí tự nhiên, dầu mỏ. Quá trình phân hủy sinh học ở bãi rác.
Methane có khả năng giữ nhiệt cao hơn CO2 nhiều lần (khoảng 25 lần trong 100 năm).
Thời gian tồn tại trong khí quyển ngắn hơn CO2 nhưng vẫn có tác động lớn đến hiệu ứng nhà kính.

Nitrous Oxide (N2O)

Sử dụng phân bón trong nông nghiệp.Đốt cháy nhiên liệu hóa thạch và sinh khối. Một số quá trình công nghiệp..

Chất làm lạnh (Fluorinated Gases)

Sử dụng trong các thiết bị làm lạnh, điều hòa không khí. Sản xuất công nghiệp và sử dụng trong các quy trình công nghệ.
Các loại khí này bao gồm Hydrofluorocarbons (HFCs), Perfluorocarbons (PFCs), và Sulfur Hexafluoride (SF6).
Mặc dù nồng độ thấp nhưng chúng có khả năng giữ nhiệt rất cao, gấp hàng ngàn đến hàng chục ngàn lần so với CO2.

Hơi nước 

Tự nhiên, thông qua sự bay hơi từ các nguồn nước (biển, hồ, sông). Hoạt động của con người, như sản xuất năng lượng và các quá trình công nghiệp.
Hơi nước là khí nhà kính mạnh nhất, nhưng nồng độ trong khí quyển không bị điều khiển trực tiếp bởi hoạt động của con người mà thông qua các quá trình tự nhiên như bay hơi và ngưng tụ. Hơi nước khuếch đại hiệu ứng nhà kính do sự tăng nhiệt độ gây ra bởi các khí nhà kính khác.

Những loại khí có thể gây ra hiệu ứng nhà kính

Hậu quả của hiệu ứng nhà kính gây ra

Hiệu ứng nhà kính gia tăng đang gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường, khí hậu và con người trên toàn thế giới, hậu quả mà nó mang lại thật khôn lường. Việc hiểu rõ và hành động kịp thời để giảm thiểu tác động của hiệu ứng nhà kính là cần thiết để bảo vệ hành tinh và tương lai của chúng ta. Hiệu ứng nhà kính gia tăng dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng:

  • Biến đổi khí hậu: Nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng lên rõ rệt trong vài thập kỷ qua, dẫn đến những mùa hè nóng bức hơn và mùa đông nhẹ hơn. Hiện tượng này còn gây ra những đợt nắng nóng cực đoan, gây nguy hiểm cho sức khỏe con người và động vật
  • Tăng mực nước biển: Sự ấm lên toàn cầu làm tan chảy băng ở các vùng cực và các sông băng, góp phần tăng mực nước biển. Điều này đe dọa các khu vực ven biển và các đảo thấp, có nguy cơ bị ngập lụt và xói mòn đất.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe con người: gia tăng bệnh tật liên quan đến nhiệt độ, ô nhiễm không khí. Ô nhiễm không khí do khí nhà kính tăng trưởng, gây ra các bệnh nghiêm trọng về hô hấp và tim mạch. Các hạt bụi mịn và khí độc hại trong không khí gây hại cho sức khỏe con người, đặc biệt là trẻ em và người già.
  • Tác động kinh tế xã hội: thiên tai và hiện tượng thời tiết cực đoan gây ra tổn thất lớn về kinh tế, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp và các ngành kinh tế khác. Các biện pháp ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu có chi phí ngày càng cao. 

Biện pháp khắc phục và giảm nhẹ hiệu ứng nhà kính

Để giảm nhẹ và khắc phục hiệu ứng nhà kính đòi hỏi nỗ lực toàn cầu và sự hợp tác giữa các quốc gia, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân. Cần thực hiện các biện pháp sau để giảm nhẹ hiệu ứng nhà kính: 

  • Sử dụng năng lượng tái tạo: Lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời trên mái nhà và các công trình để sản xuất điện sạch. Phát triển các trang trại gió, sử dụng tuabin gió để tạo ra điện. Tận dụng dòng nước chảy tự nhiên để sản xuất điện mà không gây ra phát thải khí nhà kính.
  • Tăng cường hiệu quả năng lượng: Tiết kiệm năng lượng trong sinh hoạt. Khuyến khích sử dụng phương tiện giao thông công cộng, xe điện, và các phương tiện có thể giúp tiết kiệm nhiên liệu.
  • Bảo vệ và phục hồi rừng: Ban hành và thực thi các quy định bảo vệ rừng, kiểm soát chặt chẽ việc khai thác gỗ. Phục hồi rừng đã bị phá hại, trồng cây xanh tại các khu vực trống trải để tăng khả năng hấp thụ khí CO2. Áp dụng các phương pháp quản lý rừng bền vững, kết hợp khai thác và bảo vệ môi trường.
  • Giảm phát thải khí nhà kính: Hạn chế khai thác và sử dụng than đá, dầu mỏ, và khí đốt. Áp dụng công nghệ sạch trong sản xuất công nghiệp và giao thông vận tải để giảm lượng khí thải CO2 và các khí nhà kính khác. Thực hiện phân loại, tái chế và xử lý chất thải hợp lý để giảm phát thải khí nhà kính từ bãi rác.
  • Phát triển công nghiệp bền vững: Thay thế phân bón hóa học bằng phân bón hữu cơ để giảm phát thải N2O. Áp dụng các kỹ thuật canh tác tiết kiệm nước và giảm thiểu phát thải khí nhà kính. Quản lý và giảm thiểu phát thải methane từ chăn nuôi gia súc bằng các biện pháp kỹ thuật và dinh dưỡng phù hợp. 
  • Nâng cao nhận thức và giáo dục: Tuyên truyền và giáo dục cộng đồng về hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu. Cung cấp các khóa học, chương trình đào tạo cho cán bộ quản lý và người lao động về các biện pháp giảm thiểu khí nhà kính.
  • Hợp tác quốc tế: Thực hiện hiệp định Paris, chia sẻ công nghệ, tài trợ và hỗ trợ tài chính.

Trồng cây xanh để Biện pháp khắc phục

Tổng kết

Hiệu ứng nhà kính là một hiện tượng tự nhiên quan trọng nhưng đang bị gia tăng do các hoạt động của con người chủ yếu do các hoạt động của con người như đốt cháy nhiên liệu, hoạt động nông nghiệp, công nghiệp,... gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường và cuộc sống. Việc giảm nhẹ hiệu ứng nhà kính đòi hỏi sự phối hợp của toàn cầu và hành động từ các cấp độ cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ, thực hiện các biện pháp giảm thiểu là cần thiết để bảo vệ hành tinh và tương lai của chúng ta. Qua những thông trên chúng ta có thể hiểu rõ hiệu ứng nhà kính là gì và những việc cần làm để bảo vệ hiệu ứng nhà kính. 

Thông tin liên hệ

Công Ty Cổ Phần Thương Mại Pan
HOTLINE: (84-28) 3840 2222
Saritown, Khu đô thị Sala, 142 đường B2, Phường An Lợi Đông, Quận 2, TP. HCM