Tổng quan về giặt công nghiệp

13.06.2014

Định nghĩa quá trình giặt:

Giặt là quá trình trong đó chất bẩn được loại bỏ và chuyển vào môi trường giặt ở dạng hòa tan hay phân tán. Giặt là kết quả của sự kết hợp những quá trình hóa học và vật lý. Giặt và làm sạch tạo thành một quá trình phức hợp, trong khi chất bẩn được loại bỏ khỏi vật liệu bằng sự phân tách vật lý, có hoặc không có biến đổi chất.

Quá trình dùng máy giặt công nghiệp có thể được chia thành giặt hòa tan, giặt phân tán và giặt tẩy. Chúng được hiểu như sau:

1. Với giặt hòa tan, chất cần được loại bỏ khỏi vật liệu bị hòa tan vào dịch giặt. Ví dụ như khi chất muối, chất tẩy hay hồ tổng hợp bị loại bỏ bằng cách giặt.

2. Trong trường hợp giặt phân tán, chất bị loại bỏ khỏi vật liệu dệt không hòa tan trong dung dịch giặt, nghĩa là hệ thống phân tán được tạo ra trong quá trình giặt. Nếu hệ là hạt rắn phân tán trong pha lỏng gọi là huyền phù (rắn/ lỏng). Nếu hệ là những giọt lỏng phân tán trong môi trường lỏng (lỏng/ lỏng) thì gọi là nhũ tương. Ví dụ của dạng quá trình giặt này là loại bỏ pigment, chất béo, dầu và hồ in bằng cách giặt.

3. Giặt tẩy là sự loại bỏ chất bẩn có tác động của hóa chất đến cấu trúc chất bẩn. Cần phân biệt những quá trình giặt có sự phân hủy và không có sự phân hủy. Trong giặt tẩy có sự phân hủy, chất bẩn bị loại bỏ từ xơ không tan hoặc phân tán trong dung dịch giặt. Chỉ sau khi có sự thay đổi sinh học hay hóa học thì chất tan hoặc chất phân tán được tạo thành. Dạng tiêu biểu của loại này là quá trình giũ hồ sợi dọc. Quá trình giặt tẩy không kèm sự phân hủy như ở nơi có kiềm hoặc acid quá mức cần thiết không dùng cách pha loãng mà dùng cách trung hòa và phần vượt quá mức được loại bỏ bằng cách phối hợp giặt hòa tan.

 

Dung tỷ (liquor ratio) là một chỉ số quan trọng trong quá trình giặt. Nó ảnh hưởng đến biến thiên nồng độ chất rắn từ xơ đến dung dịch giặt và nó quy định độ lớn của lực tác động cơ học cần thiết.

Quá trình giặt có thể được chia thành bốn bước:

  • Bước thứ nhất: Làm ướt cả vật liệu cần giặt và bề mặt bị bẩn với dung dịch giặt bằng cách giảm sức căng bề mặt.
  • Bước thứ hai: gỡ chất bẩn ra. Trong khi gỡ chất bẩn ra, cần làm rõ sự khác biệt giữa chất bẩn pigment và chất bẩn gốc dầu. Trong trường hợp chất bẩn pigment, sự loại bỏ chất bẩn dựa trên sự tăng sự tích điện âm cân bằng của chất bẩn với xơ trong dung dịch giặt và dựa trên sự xuất hiện lực cân bằng trong lớp hấp phụ giữa chất bẩn với xơ, mà lực này thể hiện như là lực kẹp. Trong trường hợp chất bẩn gốc dầu, sự giảm áp lực trung gian bằng cách hấp thu chất hoạt động bề mặt và tiếp sau đó là quá trình cô lập chất bẩn và tái làm ướt xơ đặc biệt quan trọng.
  • Bước thứ ba: giữ chất bẩn lại trong dung dịch giặt. Giai đoạn giặt này là dùng chất hoạt động bề mặt để giữ các hạt bẩn trong trạng thái lửng lơ trong dung dịch giặt.
  • Bước thứ tư: Xả bỏ dung dịch giặt đã chứa chất bẩn đi.

Phản ứng giặt là hoạt động chính của bước hai. Đây là hoạt động đặc biệt nhằm loại bỏ chất bẩn của các chất giặt (với hoạt động quan trọng bao gồm hoạt động bề mặt hay lớp phân ranh).

>> Máy giặt công nghiệp, công suất 200 kg. 

Pan Trading JSC tổng hợp