Nguy hại từ bụi nổ trong sản xuất

24.08.2023

Bài viết liên quan:

1. Phân vùng bụi cháy nổ trong nhà máy
2. Máy hút bụi chống cháy nổ - Đánh giá nguy cơ và chọn lựa đúng thiết bị
3. Phân biệt động cơ chổi than và Động cơ từ của máy hút bụi công nghiệp
4. Đánh giá nguy cơ và chọn lựa đúng dòng máy hút bụi

1. Nổ bụi là gì ?

Nổ bụi là quá trình bốc cháy nhanh của các hạt bụi mịn phân tán trong không khí bên trong một không gian hạn chế tạo ra sóng xung kích, có thể gây ra thảm họa làm thiệt hại mất mát cả về người và tài sản. 

2. Nổ bụi diễn ra như thế nào?

Nổ bụi gây ra nếu tồn tại cùng lúc cả ít nhất 3 yếu tố: nguồn oxy, nguồn nhiệt, nhiên liệu (bụi có thể cháy được), ngoài ra còn thêm 2 tác nhân khác gồm : nồng độ bụi mịn để đạt được vụ nổ và không gian đủ kín. Nếu thiếu một trong 3 (hoặc 5) yếu tố trên sẽ không hình thành vụ nổ bụi.
Bụi bị tích tụ lâu ngày (như trong đường ống dẫn, bình hoặc thiết bị gom bụi) hình thành các đám mây bụi khi có 3 tác nhân trên dễ dẫn đến vụ nổ ban đầu , phá hủy các thiết bị có chứa bụi; khiến cho bụi được giải phóng và phát tán trong không khí. Hậu quả là, nếu như đám mây bụi được đánh lửa sẽ gây ra sự cộng hưởng liên tục , hình thành một hoặc nhiều vụ nổ thứ cấp. Các vụ nổ thứ cấp có thể phá hủy nhiều hơn so với vụ nổ sơ cấp ban đầu do sự gia tăng về lượng và nồng độ của bụi. 

Nổ bụi liên tiếp sẽ tạo thành một đám cháy, gây ra thiệt hại vô cùng lớn, đặc biệt là trong các nhà máy sản xuất thuộc :  
- Các sản phẩm nông nghiệp: sữa bột, bột ngô, đường, bột mì, bột gạo…
- Các kim loại như nhôm, đồng, magie, kẽm…
- Các hóa chất như than, lưu huỳnh…
- Dược phẩm;
- Cao su;
- Gỗ;
- Vải;
- Nhựa;
- Sơn; 
- Cám.

3. Các biện pháp phòng ngừa và hạn chế nổ bụi 

3.1.Để kiểm soát bụi, cần:

• Thực hiện kiểm tra các loại bụi nguy hiểm, vệ sinh công nghiệp và có chương trình kiểm soát bụi
• Sử dụng hệ thống thu gom bụi tích hợp động cơ chống cháy nổ ( động cơ từ trường, EC-Drive ) 
• Giảm thiểu phát tán bụi từ hệ thống xả khí
• Sử dụng các bề mặt hạn chế tích tụ bụi và dễ làm sạch
• Có lối vào các khu vực khuất để kiểm tra
• Đều đặn kiểm tra bụi ở các khu vực hở và khuất
• Nếu có nguồn đánh lửa, sử dụng biện pháp làm sạch không làm phát sinh đám mây bụi;
• Sử dụng thiết bị hút bụi chân không cho việc thu bụi; và
• Các van xả áp đặt xa những nơi có bụi đọng lại

3.2.Công tác kiểm soát nguồn đánh lửa

Sử dụng thiết bị điện và cách đi dây phù hợp
Kiểm soát tĩnh điện, bao gồm cả công tác nối đất thiết bị
Kiểm soát việc hút thuốc, ngọn lửa trần và tia lửa;
Kiểm soát nguồn đánh lửa cơ khí và ma sát;
Sử dụng thiết bị tách để loại các vật liệu ngoại lai có thể gây ra đánh lửa bụi
Ngăn cách bề mặt nóng với bụi
Ngăn cách hệ thống gia nhiệt với bụi
Sử dụng công cụ đúng cách
Có Chương trình bảo trì thiết bị định kỳ

3.3.Công tác giảm thiểu thiệt hại và thương vong:

• Cách ly các mối nguy (tạo khoảng cách)
• Kiểm soát mối nguy (với các biện pháp ngăn ngừa giảm thiểu)
• Cô lập/Xả áp
• Van xả áp cho các thiết bị
• Xả áp cách xa nơi làm việc
• Các hệ thống chữa cháy đặc thù
• Các hệ thống chống nổ